THÁNH THỂ (2) (Rạng 07/04/2023, Lm. Phêrô Nguyễn Hữu Duy)

tháng 4 07, 2024 |

“…Giáo luật qui định một số khoản luật chặt chẻ tránh sự phạm thánh đối với Thánh Thể: Nơi lưu giữ Thánh Thể phải có phép của Bản Quyền Sở Tại với sự bảo quản đặt biệt. (x. Gl. 934) “Không ai được phép giữ Thánh Thể trong mình hoặc đem đi đường với mình ; trừ nhu cầu mục vụ khẩn trương đòi hỏi, và phải giữ các chỉ thị của Giám Mục giáo phận” (Gl. 935). Để tránh tình trạng này, Huấn Thị Bí Tích Cứu Độ của Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích đã nhắc thêm: “Mọi tín hữu
luôn luôn có quyền chọn rước lễ nơi miệng. Nếu người rước lễ muốn nhận Thánh Thể trong tay, nơi những miền mà Hội Đồng Giám Mục cho phép, với sự xác nhận của Tông Toà, thì người ta có thể ban Mình Thánh cho họ. Tuy nhiên, trong trường hợp này, người rước lễ phải nuốt ngay Bánh Thánh trước mặt thừa tác viên, để đừng ai rời đi mà vẫn cầm Mình Thánh trong tay. Nếu có nguy cơ phạm thánh, thì không được cho rước lễ trong tay tín hữu.” (Redemptionis Sacramentum. 92) và “người nào không có chức tư tế mà dám cử hành hy tế Thánh Thể sẽ bị tuyệt thông tiền kết dành cho Toà Thánh.” (Gl. 1378 # 3)
Mọi tín hữu phải ngăn chặn kịp thời những hành vi có thể đưa đến việc xúc phạm Thánh Thể. Đối lại, phải dành cho Bí Tích Cực Thánh này sự tôn thờ xứng hợp : “Trong thánh lễ, chúng ta bày tỏ niềm tin vào sự hiện diện thực sự của Đức Kitô dưới hình bánh rượu, bằng cách bái gối hay cúi đầu để tỏ lòng tôn thờ Chúa. “Hội Thánh Công Giáo luôn tôn thờ Thánh Thể không chỉ trong mà còn ngoài thánh lễ nữa, bằng cách bảo quản cẩn thận bánh rượu đã truyền phép, đặt Mình Thánh cho giáo dân tôn thờ cách long trọng, rước kiệu Mình Thánh”. (Mysterium Fidei, 56 ; GLHTCG. 1378)
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, người sáng kiến và công bố thành lập Năm Thánh Thể ao ước : “Cha không đòi hỏi chúng con làm những điều quá đặc biệt bề ngoài cho bằng những sáng kiến làm thay đổi nội tâm. Nếu thành quả đạt được giúp các cộng đoàn cử hành thánh lễ ngày Chúa Nhật cách sốt sắng, cũng như thực hiện các giờ chầu Thánh Thể sau các thánh lễ thì quả là Năm Thánh Thể thành công mỹ mãn và là hồng ân lớn lao.” (Mane Nobiscum Domine, số 29)
Đến với Thánh Thể để “thay đổi nội tâm”, để “cởi bỏ con người cũ, mặc lấy con người mới” (Ep 4, 22-24) chính là sống tâm tình Mùa Chay thánh, Tam Nhật Thánh và là hành trình thiêng liêng suốt đời.”
Lm. Phêrô Nguyễn Hữu Duy
Bình An, 20/02/2005
Rạng 07/04/2023
Xem tiếp…

LỄ LÁ 2024

tháng 3 24, 2024 |
Xem tiếp…

THÁNH THỂ VÀ TRUYỀN GIÁO (01/09/2004, Lm. Phêrô Nguyễn Hữu Duy)

tháng 3 16, 2024 |

ĐTC đang có bài giáo huấn về truyền giáo, hôm nay thứ năm, ngày chầu Thánh Thể của giáo xứ, xin trích đăng lại bài viết báo liên lạc đầu tiên cách đây gần 20 năm để mời gọi tín hữu truyền giáo nhờ Thánh Thể và để… Facebook lưu kỷ niệm:
“…Thánh Thể là chính Chúa Giêsu, đấng cứu độ duy nhất, Emmanuel-Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Truyền giáo là đem Chúa Giêsu cho người khác. Không ai cho cái mình không có. Phải đến với Thánh Thể để có Chúa trước đã mới nói đến chuyện đem Chúa cho người khác.
Chúa Giêsu là nhà truyền giáo đầu tiên, tối cao và gương mẫu. Đến với Ngài để học, như muốn làm việc gì, phải đến với nhà chuyên môn của việc đó.
-“Không ai đến được với Cha mà không qua Thầy”. (Ga 14, 6) Đưa người khác đến với Cha, phải qua Chúa Giêsu. Bản thân ta “qua” Chúa Giêsu Thánh Thể và dẫn người khác “qua” Ngài.
Lệnh truyền giáo là của Chúa Giêsu, đến để nghe lại, được chỉ bảo lại. Chúng ta phải thường xuyên đến gặp Đấng đã chỉ thị, đã đưa bài sai, đưa quyết định cho mình, để được dặn dò thêm.
“Truyền giáo là vấn đề của niềm tin, đó là thước đo niềm tin của chúng ta vào Đức Giêsu Kitô và vào tình yêu Người dành cho chúng ta”. (Sứ Vụ Đấng Cứu Thế, số 11). Cũng cố niềm tin và tình yêu, phải đến với Thánh Thể. Vì Thánh Thể là mầu nhiệm đức tin và là Bí tích tình yêu.
“Sứ vụ truyền giáo không chỉ phát xuất do lệnh truyền chính thức của Chúa Cứu Thế, mà còn do đòi hỏi sâu xa của đời sống Thiên Chúa nơi chúng ta”. (Sứ Vụ Đấng Cứu Thế số 11). Đời sống Thiên Chúa là đời sống nội tâm, có Chúa, thuộc về Chúa, giống Chúa... muốn có như vậy, phải đến với Thánh Thể.
“Lời loan báo không bao giờ là một hành động cá nhân, vì được thực hiện trong sự hiệp nhất với toàn thể cộng đoàn giáo hội.” (Sứ Vụ Đấng Cứu Thế, số 45) mà thông điệp Thánh Thể viết: “Thánh Thể tạo nên sự hiệp thông, và cổ võ sự hiệp thông.” (số 40). Cùng ăn một Bánh, cùng uống một chén, để nên một, để hiệp nhất với nhau. Việc truyền giáo không phải là việc của sáng kiến cá nhân và thực hành cách riêng lẻ mà là việc của hiệp thông nhờ Thánh Thể.
“Thánh Thể xuất hiện như nguồn mạch và chóp đỉnh của mọi công cuộc phúc âm hoá, bởi vì mục tiêu của phúc âm hoá là hiệp nhất nhân loại với Đức Kitô và trong Người mà hiệp nhất với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần” (Giáo Hội từ Thánh Thể, số 21). Nhà truyền giáo phải là con người đã được hiệp nhất với Chúa Kitô trong một mức độ nào đó qua việc gắn bó với Thánh Thể. Khi đó, truyền giáo là: con người của sự hiệp nhất với Chúa Kitô, con người đã được hiệp nhất với Chúa Kitô, đến gặp và đưa người khác hiệp nhất với Chúa Kitô.
“Con người ngày nay tin vào các chứng nhân hơn là các thầy dạy, tin vào kinh nghiệm hơn là đạo lý, tin vào đời sống và các sự kiện hơn là các lý thuyết.” (Phaolô VI. Evangelii nuntiadi. 41; Sứ Vụ Đấng Cứu Thế, số 42). Chính Chúa Giêsu đã truyền giáo bằng đời sống, bằng các sự kiện vừa lịch sử, vừa siêu lịch sử mà Người đã thực hiện theo thánh ý Cha. Đến với Thánh Thể là đến với một Chứng Nhân tối cao và tuyệt hảo, để làm chứng nhân.
“Thánh Thần, Đấng chủ động trong việc truyền giáo. Thánh Thần là nhân tố chính yếu trong toàn bộ sứ vụ truyền giáo của Giáo Hội: Người hành động một cách nỗi bậc trong sứ vụ đến với muôn dân, như chúng ta thấy trong giáo hội sơ khai, khi người làm chứng cho gia đình ông Cornêliô trở lại (x. Cv 10)” (Sứ Vụ Đấng Cứu Thế, số 21). Thánh Thể là chính Chúa Giêsu Phục Sinh, Đấng tràn đầy Thánh Thần, và đã thổi hơn ban Thánh Thần cho các tông đồ, để các ngài đi rao giảng. Đến với Thánh Thể là tiếp nhận Thần Khí của Đức Kitô và để Thần Khí truyền giáo trong ta.
“Trong số các hình thức hoạt động truyền giáo thì việc thiêng liêng chiếm vị trí hàng đầu : cầu nguyện” (Sứ Vụ Đấng Cứu Thế, số 78) HĐGMVN đã dạy trong thư mục vụ 2003 : “cầu nguyện cho việc truyền giáo là nhiệm vụ hàng đầu. Vì khi nhìn thấy đồng lúa chín bao la mà thiếu thợ gặt, Chúa Giêsu đã truyền cho các môn đệ hãy cầu nguyện xin chủ ruộng sai thợ gặt đến…” (số 10) Đến với Thánh Thể là cầu nguyện cùng gương mẫu của cầu nguyện, gặp Đấng là tác nhân chính của đời sống thiêng liêng nơi người tín hữu.
“Nhà truyền giáo đích thực là một vị thánh. Lời mời gọi truyền giáo tự bản chất bắt nguồn từ lời mời gọi nên thánh. Mỗi nhà truyền giáo chỉ đích thực là nhà truyền giáo khi dấn thân sống theo con đường thánh thiện: “Sự thánh thiện là nền tảng cốt thiết và là một điều kiện tuyệt đối không thể thay thế để chu toàn sứ vụ cứu độ của Giáo Hội” (Sứ Vụ Đấng Cứu Thế, số 90). Thánh, chí thánh, ngàn trùng chí thánh xưa Isaia thấy các thiên thần tung hô Chúa, thì có thể áp dụng cho Chúa Giêsu, Đấng thánh của Thiên Chúa, Đấng Toàn Thánh. Muốn nên thánh phải gặp Đấng Thánh nơi Thánh Thể.
Truyền giáo là “thánh hoá thế gian”, nên phải tự thánh hoá mình theo mức độ có thể “chính nhờ Đức Kitô, cùng với Đức Kitô và trong Đức Kitô.” (Kinh Ta Ơn). “Ơn gọi phổ quát nên thánh có liên hệ chặc chẽ với ơn gọi phổ quát của việc truyền giáo: mỗi tín hữu đều được mời gọi đến sự thánh thiện và đến việc truyền giáo”. (nt). Thánh Thể là phương thế tuyệt hảo thánh hoá chúng ta.
“Trong số các việc đạo đức, việc thờ phựơng Chúa Giêsu trong Thánh Thể là cao cả nhất sau các bí tích, việc mà Thiên Chúa yêu thích nhất và đem lại lợi ích cho chúng ta”” (Giáo Hội từ Thánh Thể. Số 25).
Nhà truyền giáo phải vừa là nhà chiêm niêm. Chiêm niệm là gặp Chúa. Ơ mức độ cao, các thánh chiêm niệm có thể hưởng nếm thiêng đàng tại thế. Đến với Thánh Thể làm ta thoả mãn hai điều đó, vì gặp chính Chúa Giêsu, được ăn Bánh thiên thần.
Kết thúc tông huấn Giáo Hội tại Á Châu, Đúc Thánh Cha cầu nguyện cùng Mẹ Maria như sau: “Lạy Mẹ Maria, xin dạy chúng con đừng bao giờ e sợ phải nói về thế giới cho Chúa Giêsu và phải nói về Chúa Giêsu cho thế giới.” (Giáo Hội tại Á Châu, số 51). Muốn nói về thế giới với Chúa, phải đến với Chúa, muốn nói về Chúa cho người khác, phải đến với Chúa để biết Ngài nhiều hơn, gần gũi Ngài hơn…”
01/09/2004
Lm. Phêrô Nguyễn Hữu Duy
Xem tiếp…

HOÀN THÀNH…

tháng 3 15, 2024 |
Sau 25 ngày cật lực thi công, nhà thờ Rạng với diện mạo mới đã hoàn thành.
Tạ ơn Chúa, cám ơn giáo dân Rạng, anh em thợ và quí khách ân nhân đã cầu nguyện, góp công, góp của làm cho nhà Chúa sớm hoàn thiện trước Phục Sinh 2 tuần.
Xin Chúa chúc lành cho mọi người nhiệt tâm lo việc nhà Chúa!








Xem tiếp…

ĐỔI MÀU… Sau 3 tuần, nhà Chúa mặc áo mới, đổi màu nhạt hơn… hy vọng tuần sau xong.

tháng 3 10, 2024 |
Xem tiếp…

CHƯA XONG… Hôm qua đăng xong 2 mái chính, có người tưởng xong công trình. Vẫn còn bề bộn, chưa xong…

tháng 3 01, 2024 |
Xem tiếp…

HÀNH HƯƠNG (Lm. Phêrô Nguyễn Hữu Duy)

tháng 3 01, 2024 |

Bài này viết gần 10 năm rồi, nhưng xin đăng lại dịp giáo phận hành hương Tàpao lần 2: 04-05/03/2023 để nhắc nhớ kỷ niệm…
1- Hành hương là “hành động đến dâng hương”: dâng hương là hành vi phụng thờ. Dù ở Tàpao không có dâng hương nơi linh đài, (sợ nhiều khói ô nhiễm môi trường và nguy cơ cháy rừng?!) những chúng ta đến đó để thờ phượng Chúa qua việc lãnh nhận bí tích giao hoà, tham dự Thánh Lễ, chầu Thánh Thể, lần hạt Mân Côi… “Ước chi lời con nguyện như hương trầm bay tỏa trước tôn nhan.”
2- Hành hương là “hành trình về quê hương”: Chúng ta đang lữ hành dưới thế nhưng “quê hương chúng ta ở trên trời” (Pl 3, 20). Mỗi lần hành hương là rời khỏi nơi sống thường ngày, rời quê hương tại thế để tập dược “lên núi Chúa” (x. Xh 19-20), lên núi để gặp Chúa qua Đức Mẹ, gặp Chúa gặp Mẹ nơi quê hương đích thực, dừng lại những bận tâm trần thế, để “tìm kiếm những sự trên trời”... Đó là hành trình

tập sự về quê hương vĩnh cửu.
3- Hành hương là “hành xác để toả hương nhân đức”: Đi hành hương luôn trải qua đường xa, ít ngủ, ăn ít, đi nhiều, leo núi, dang nắng hay dầm mưa… ít nhiều tùy nơi đi nơi đến, tất cả đòi hỏi hy sinh về thể xác. Đây là tinh thần khổ chế tự nhiên và tự nguyện để toả hương thơm các nhân đức: Tin-Cậy-Mến; tình liên đới, hiệp thông huynh đệ, lòng bác ái hy sinh…
Đó là ý nghĩa theo từ ngữ. “Hướng dẫn lòng đạo đức bình dân” của Toà Thánh cho chúng ta ý nghĩa thâm sâu của việc hành hương:
4- “Hành hương có nền tảng Kinh Thánh từ thời Abraham, Isaac và Giacop đến Sikhem (x. St 12, 6-7 ; 33, 18-20) đến Bêthel (x. St 28, 10-20 ; 35, 1-15) và Mambrê (x. St 13, 18 ; 18, 1-15) nơi Chúa đã tỏ mình ra cho các ngài và hứa ban cho các ngài miền “đất hứa”… Chúa Giêsu đều đặn đi hành hương Giêruselem (x Ga 11, 55-56) theo qui định đàn ông con trai Israel, phải đến trình diện trước tôn nhan Chúa mỗi năm ba lần “(x. Xh 23, 17) (số 280)
5- “Người hành hương hiệp thông trong lòng tin và đức ái không chỉ với những người cùng đi với mình mà còn với chính Chúa nữa… Khách hành hương cũng hiệp thông với cộng đoàn địa phương của mình, và qua cộng đoàn ấy với toàn thể Hội Thánh, tức là Giáo Hội ở trên trời và Giáo Hội còn đang lữ hành ở trần gian. Người ấy còn hiệp thông với các tín hữu trong suốt bao thế kỷ, đã cầu nguyện cùng một nơi ấy. Khách hành hương hiệp thông với thiên nhiên bao quanh linh địa mà họ ngưỡng mộ và thúc đẩy họ tôn trọng thiên nhiên. Cuối cùng, khách hành hương hiệp thông với toàn thể nhân loại mà những khổ đau và hy vọng được biểu hiện bằng nhiều cách nơi ấy qua các dấu chỉ của tài năng và nghệ thuật.” (số 286)

Xem tiếp…

Cập nhật tình hình của giáo xứ sau 3 ngày khởi công

tháng 2 23, 2024 |
Xem tiếp…

TRÙNG TU NHÀ THỜ RẠNG Mùng 10 Tết xuất hành khởi công sửa mái, thay trần và sơn lại nhà thờ Rạng…. Xin mọi người cầu nguyện và giúp đỡ để mọi việc tốt đẹp và hoàn thành kịp mừng Đại lễ Phục Sinh.

tháng 2 20, 2024 |
Xem tiếp…

Thánh Lễ Mồng 3 Tết - Thánh Hoá Công Ăn Việc Làm

tháng 2 13, 2024 |
Xem tiếp…

Thánh lễ Mồng 2 Tết - Kính Nhớ Tổ Tiên & Ông Bà Cha Mẹ.

tháng 2 13, 2024 |
Xem tiếp…

MÙNG 1 TẾT GIÁP THÌN 2024 Kính chúc: XUÂN GIÁP THÌN ĐỨC TIN VỮNG MẠNH TẾT CON RỒNG HỒNG PHÚC CHỨA CHAN

tháng 2 13, 2024 |
Xem tiếp…

NOEL 2023 Noel đầu tiên tại Rạng… Kính chúc mọi người Giáng Sinh đầy ân sủng Chúa và Năm Mới bình an!

tháng 12 25, 2023 |
Xem tiếp…

RẠNG: LỄ ĐÊM NOEL 2023

tháng 12 25, 2023 |
Xem tiếp…

Ngày 03 tháng 12: THÁNH PHANXICÔ XAVIÊ, LINH MỤC

tháng 12 04, 2023 |


Thánh Phan-xi-cô chào đời tại Tây Ban Nha năm 1506. Khi đang học văn chương ở Pa-ri, người nhập đoàn với thánh I-nha-xi-ô. Người chịu chức linh mục ở Rô-ma năm 1537 và chăm lo thực hành việc bác ái. Năm 1541, người lên đường sang phương Đông. Trong mười năm, người can đảm loan báo Tin Mừng cho người Ấn-độ và Nhật-bản, giúp cho nhiều người hoán cải mà đón nhận đức tin. Người qua đời năm 1552 ở đảo Xan-xi-an, cửa ngõ vào Trung
Quốc.
Trích thư của thánh Phanxicô Xaviê, linh mục, gửi thánh Inhaxiô :
"Chúng tôi đã tới nhiều làng tân tòng mới được chịu phép rửa cách đây ít năm. Người Bồ Đào Nha không ở các làng này vì đất đai xác xơ cằn cỗi. Vì không có linh mục nên các Ki-tô hữu bản xứ chẳng biết gì khác ngoài việc mình là Ki-tô hữu. Chẳng có ai cử hành bí tích cho họ, chẳng có ai dạy họ kinh Tin Kính, kinh Lạy Cha, kinh Kính Mừng, chẳng có ai dạy họ biết các điều răn của Chúa.
Từ khi đến đây, tôi chẳng ngưng lúc nào : tôi rảo khắp làng mạc, làm phép rửa cho nhiều trẻ em chưa được lãnh bí tích này. Tôi đã làm phép rửa cho một số rất đông các trẻ em chưa biết phân biệt bên phải với bên trái. Khi tôi đến các làng ấy, trẻ em không để cho tôi đọc kinh nhật tụng, ăn uống, ngủ nghỉ, nếu tôi chưa dạy cho chúng một kinh. Vì thế, tôi bắt đầu hiểu tại sao Nước Trời lại là của những người giống như chúng.
Cũng vì không đang tâm từ khước một lời xin thánh thiện như vậy, tôi đã bắt đầu dạy chúng làm dấu thánh giá mà tuyên xưng niềm tin vào Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, rồi dạy chúng kinh Tin Kính, kinh Lạy Cha, kinh Kính Mừng. Tôi nhận thấy chúng rất thông minh. Và nếu có ai huấn luyện cho chúng về đạo lý Ki-tô giáo, tôi dám chắc chúng sẽ trở nên những Ki-tô hữu rất tốt lành.
Tại các miền ấy, có nhiều người không được làm Ki-tô hữu chỉ vì không có ai làm cho họ trở thành Ki-tô hữu. Nhiều lần tôi đã có ý định đi tới các đại học ở châu Âu, trước hết là đại học Pa-ri, mà kêu gào khắp nơi như một kẻ mất trí và thúc đẩy những người chỉ nghiên cứu học thuyết hơn là thực hành bác ái rằng : Tiếc thay, chỉ vì lỗi các ông mà biết bao linh hồn thay vì lên thiên đàng lại phải xuống hoả ngục.
Ước chi họ miệt mài với văn chương chữ nghĩa thế nào thì họ cũng miệt mài với công việc tông đồ này như vậy, để có thể trả lẽ với Thiên Chúa về học thuyết của họ cũng như các nén bạc đã được trao phó cho họ."
Xem tiếp…

THÁNH NHẠC (Trích Hiến chế Phụng Vụ của Công đồng Vatican II và Thông báo của Uỷ ban Thánh nhạc…)

tháng 11 23, 2023 |
THÁNH NHẠC
Trích Hiến chế Phụng Vụ của Công đồng Vatican II và Thông báo của Uỷ ban Thánh nhạc…
Kính chúc các Ca đoàn hát Thánh Ca thật hay, để Thánh Nhạc là “nữ tì của Phụng Vụ”, giúp tôn vinh Thiên Chúa và thánh hoá con người.


















Xem tiếp…